google.com, pub-5999404821206682, DIRECT, f08c47fec0942fa0

Chân ga – Chân phanh: Một chút lơ là, hậu quả khôn lường

Việc nhầm chân ga dẫn đến tai nạn không mới và tình huống nhấn nhầm chân ga xảy ra hầu hết do tài xế mất tập trung hoặc bất cẩn trong quá trình điều khiển phương tiện.

Là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình huống va chạm đáng tiếc, do người điều khiển phương tiện lơ đãng hoặc bất cẩn trong quá trinh lái xe. Khi cần giảm tốc hoặc xử lý các tình huống bất ngờ, người lái xe bị giật mình và không nhớ chân mình đang đặt ở vị trí nào. Vì vậy, tài xế cần lưu ý những điểm sau khi lái xe.

I. Đối với người lái xe 

1. Giữ sự tập trung tuyệt đối 

Trong suốt quá trình điều khiển ô tô, tài xế cần tập trung hoàn toàn vào việc lái xe, tránh phân tâm, sao nhãng sang những hoạt động khác. Sự mất tập trung và những biến động trong tâm lý (nếu có) sẽ khiến tài xế không làm chủ tay lái, dễ dàng mắc sai lầm.

Toyota%20Raize%2043(2) - Toyota Phú Thọ

2. Luôn lái xe trong trong tình trạng tỉnh táo 

Nếu gặp vấn đề về sức khỏe, khả năng tập trung kém, tài xế không nên lái xe. Khi không tỉnh táo, tài xế có thể bị giật mình, mất kiểm soát, luống cuống đạp nhầm chân ga.

Để giữ tỉnh táo, cần ngủ đủ giấc và cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Tài xế không nên lái xe liên tục nhiều giờ đồng hồ, nếu đi đường dài thì cần nghỉ giữa quãng, ra khỏi xe hít thở không khí tự nhiên, tập các động tác thể dục nhẹ nhàng để giải phóng cơ thể khỏi trạng thái mỏi mệt.

3. Đi giày khi lái xe 

Khi tham gia giao thông, người lái nên đi giày thay vì đi dép hoặc chân trần.

  •  Giày với phần đế bằng cao su giúp chủ xe tránh tình trạng bị “trượt” khỏi chân phanh/ga. Lưu ý không nên chọn loại giày với phần đế dày, vì làm mất cảm giác khi sử dụng côn, phanh và ga, hoặc loại giày với phần đế trơn nhẵn, dễ bị trượt. Giày thể thao, sneaker với phần cổ ngắn là phương án an toàn nhất khi lái xe.
  • Mang dép hoặc guốc cao gót khi lái xe là việc làm nguy hiểm, vì chúng có thể trượt khỏi chân, vướng vào bàn đạp ga/phanh.
  • Lái xe bằng chân trần cũng không được khuyến khích, do mồ hôi chân có thể khiến người lái bị trượt khỏi bàn đạp. Việc di chuyển giữa bàn đạp ga, phanh cũng có thể khiến ngón chân bị thương.

II. Khi vận hành xe ô tô 

1. Điều chỉnh ghế hợp với cơ thể 

Để điều chỉnh vị trí ghế lái thích hợp và an toàn, đầu tiên chủ xe ngồi lên ghế, hai tay để trên vô-lăng. Sau đó người lái cần điều chỉnh:

  • Vị trí ghế phù hợp là khi góc gập đầu gối của người lái khoảng 120 độ. Góc gập lớn hơn sẽ khiến chân bị với khi đạp phanh hoặc góc gập nhỏ hơn khiến người gần vô lăng dẫn đến khó điều khiển, khó thay đổi vị trí chân ga/ chân phanh và gây nguy hiểm nếu va chạm với xe khác.
  • Độ cao của ghế sao cho phần hông ngang với đầu gối, lưng ghế nghiêng góc khoảng 100 độ, tay cầm vô-lăng hơi gập nhẹ, khoảng 120 độ. Một mẹo là điều chỉnh sao cho khoảng cách giữa mép ghế và chỗ gập sau đầu gối bằng hai ngón tay.
  • Khoảng cách khi ngồi cầm tay lái sao cho khuỷu tay gập góc khoảng 120 độ.

%E1%BA%A2nh%202 - Toyota Phú Thọ

%E1%BA%A3nh%203 - Toyota Phú Thọ

2. Luôn sử dụng một chân và đặt gót xoay kiểu chữ V

Để đảm bảo an toàn, tài xế khi điều khiển xe hơi nên chỉ sử dụng chân phải để điều khiển hai bộ phận.

Vị trí để chân đúng khi lái là chân trái để lên côn (với xe số sàn) hoặc chỗ nghỉ chân (xe số tự động), gót chân phải để thẳng vị trí bàn đạp phanh hoặc tì nhẹ gót chân lên sàn xe để cùng với lưng ghế sẽ tạo điểm tựa chắc chắn, cân bằng khi phanh gấp trong tình huống khẩn cấp.

%E1%BA%A3nh%206 - Toyota Phú Thọ

%C3%A0nh%207(1) - Toyota Phú Thọ

%E1%BA%A2nh%204(1) - Toyota Phú Thọ

%E1%BA%A3nh%207(1) - Toyota Phú Thọ

Khi cần tăng tốc, chân phải không nhấc hẳn chân lên cao mà chỉ xoay gót kiểu chữ V sang bàn đạp ga. Với thói quen này sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng nhầm chân phanh và chân ga, và thời gian phản xạ đạp chân phanh khi có sự cố sẽ được rút ngắn. Nếu giữ thói quen dùng cả hai chân để điều khiển chân ga, phanh, tài xế rất dễ nhầm lẫn trong trường hợp mất tập trung.

3. Thiết lập số N (số mo) hoặc số P khi phải dừng xe lâu

Khi phải dừng đèn tín hiệu lâu, người lái xe nên chuyển cần số về vị trí trung gian (N) và đạp phanh chân hoặc kéo phanh tay. Vì khi cần số ở vị trí N, xe sẽ không di chuyển được khi vô ý nhấn nhầm chân ga. Hiện nay một số xe hộp số tự động được trang bị tính năng Auto Hold – tự động giữ phanh khi dừng xe, sẽ giúp tài xế có thể buông phanh mà xe không trôi.

Tuyệt đối không được đẩy cần số về N, buông chân phanh nếu không có phanh tay hay Auto Hold hỗ trợ. Vì lúc đó, xe có thể bị trôi tiến, lùi gây va chạm với xe khác.

Nếu dừng xe cố định trong thời gian dài, người lái xe có thể chuyển cần số về vị trí P, và kéo phanh tay.

Toyota%20Raize%2033 - Toyota Phú Thọ

MQP 2678 - Toyota Phú Thọ

III. Yếu tố khác 

Chọn thảm sàn đúng chuẩn 

Thảm sàn giúp chủ xe giữ vệ sinh, nhưng lắp đặt không đúng chuẩn sẽ khiến thảm bị xê dịch, chèn lên chân ga/phanh. Khi trang bị thảm, chủ xe nên tìm mua các thương hiệu uy tín, có trang bị phần chốt cố định với sàn xe. Chất liệu bằng cao su thường được các nhà sản xuất thảm uy tín sử dụng, vì có độ bám chân và độ bền cao hơn các chất liệu khác.

Không sử dụng thảm sàn quá cao để tránh trường hợp bàn đạp bị kẹt vào thảm lót sàn xe cũng là cách giúp tránh tai nạn không đáng đó.

Trên đây là một số lưu ý giúp chúng ta lái xe an toàn. Không chỉ chính tài xế mà cả những thành viên ngồi trên xe ô tô sẽ luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu.

Trả lời