google.com, pub-5999404821206682, DIRECT, f08c47fec0942fa0

Cân chỉnh góc đặt bánh xe tại Toyota Phú Thọ

Cân chỉnh góc đặt bánh xe là một trong những hành động quan trọng khi bảo dưỡng Toyotacân chỉnh góc đặt bánh xe nhằm đảm bảo an toàn cho người lái khi điều khiển xe Toyota. Bên cạnh đó, nó còn là yếu tố giúp kéo dài tuổi thọ sử dụng cho lốp xe.

Cân chỉnh góc đặt bánh xe vô cùng cũ mà lại mới với giới yêu xe. Với nhu cầu sử dụng xe oto ngày một tăng cao như hiện nay, số lượng xe hơi trên đường ngày một nhiều hơn so với những năm trước. Khi ra đường chúng ta không thể không bắt gặp những dòng xe Toyota bán chạy nhất như xe Toyota Vios, xe Innova, xe Toyota Fortuner nhập khẩu,… Mặc dù mỗi người khi mua xe oto đều có một mục đích khác nhau, song không thể phủ nhận rằng số lượng lại đang tỷ lệ nghịch với chất lượng khi người tiêu dùng chưa có thói quen thường xuyên kiểm tra “xế cưng” của mình, đặc biệt là cân chỉnh góc đặt bánh xe.

5a5d7f6e3e2b760001e1e9cc Kt bảo dưỡng ô tô Toyota vn - Toyota Phú Thọ

Chính vì chưa quan tâm đến khả năng di chuyển của xe có được đảm bảo an toàn hay không mà càng ngày tuổi thọ trung bình của một chiếc xe hơi sử dụng tại Việt Nam đang thấp dần. Chưa kể hiện nay dịch vụ kiểm tra góc lái, cân chỉnh góc đặt bánh xe vẫn còn khá mới mẻ, do đó một số chủ nhân thường không quan tâm đến vấn đề này cũng dễ hiểu.

Như vậy, cân chỉnh góc đặt bánh xe là gì? Nó đem lại lợi ích gì cho người sử dụng? Cách kiểm tra góc bánh xe như thế nào và hiện nay đại lý Toyota Phú Thọ có dịch vụ này hay không? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Cân chỉnh góc đặt bánh xe cho xe oto Toyota là gì?

Trước khi tìm hiểu sâu về cách cân chỉnh góc đặt bánh xe, chúng ta cần phải biết góc đặt bánh xe là gì. Theo chuyên viên kỹ thuật tại đại lý Toyota, góc đặt bánh xe là vị trí tương đối của bánh xe so với thân xe đã được quy định từ nhà sản xuất. Tùy từng dòng xe Toyota, SUV như xe Toyota Fortuner nhập khẩu hay Sedan như xe Toyota Vios mà được quy định thiết kế với các góc đặt bánh xe khác nhau, phù hợp với các tiêu chí nhất định do nhà thiết kế đưa ra.

Chính vì có việc cân chỉnh góc đặt bánh xe như vậy nên trong thực tế sửa chữa và sử dụng, chúng ta phải tôn trọng các thiết kế đó bằng cách thường xuyên và định kỳ phải kiểm tra và hiệu chỉnh đưa các góc thiết kế, cụ thể như sau:

1. TOE (độ chụm bánh xe)

Độ chụm bánh xe là hiệu số khoảng cách giữa hai má lốp đo từ phía sau và khoảng cách giữa hai má lốp đo từ phía trước trên cùng một trục xe oto Toyota. Khi kiểm tra hay bảo trì, bảo dưỡng, điều chỉnh Toe có nghĩa là căn chỉnh thẳng theo hướng tịnh tiến của hai bánh xe trên cùng một trục. Độ chụm bằng 0 khi hai bánh song song nhau.

5a943af5e051e60001fefc7d dộ chụm - Toyota Phú Thọ

Thông số kỹ thuật Toe được chia ra làm 2 dạng: Toe-in và Toe-out. Trong đó hiện tượng Toe-in (độ chụm dương) xảy ra khi khoảng cách giữa hai má lốp ở phía trước ngắn hơn so với khoảng cách hai má lốp ở phía sau, còn Toe-out (độ chụm âm) thì ngược lại.

Cách để nhận biết Toe-in hay Toe-out khá đơn giản khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ êm của chiếc xe khi vận hành. Cụ thể, khi người lái nhận thấy đầu xe và tay lái bị rung, không nhạy bén khi điều khiển thì hãy kiểm tra tiếp các lốp. Nếu lốp mòn không đều, vết mòn có dạng hình răng cưa giữa các gai lốp, nặng hơn nữa là lốp xe bị hỏng thì đó là các dấu hiệu của hiện tượng Toe-in và Toe-out và chủ nhân cần phải đến Toyota Lý Thường Kiệt cân chỉnh góc đặt bánh xe. Nói một cách chính xác hơn về độ mòn lốp xe, độ chụm quá dương sẽ ăn mòn má ngoài lốp, còn quá âm thì sẽ ăn mòn má trong của lốp.

2. GÓC CASTER (góc nghiêng của trục giảm xóc so với phương thẳng đứng)

Góc Caster là góc giữa trụ thẳng đứng của bánh xe oto Toyota và trụ lái. Nó tác động trực tiếp đến tốc độ đánh lái của vô lăng điều khiển và bán kính vòng quay, Caster càng nhỏ thì vô lăng điều khiển càng nhẹ. Đó là yếu tố quan trọng trong cân chỉnh góc đặt bánh xe mà các kỹ thuật viên cần lưu ý. Đặc biệt đối với những chiếc xe bán tải như Toyota Hilux thường xuyên phải chở nặng hoặc xe Toyota Fortuner nhập khẩu tải nặng nhiều, lo xo sẽ bị yếu hoặc bị chùng xuống phía dưới sẽ ảnh hưởng đến góc Caster. Nếu muốn đảm bảo góc Caster luôn ở mức chuẩn thì người sử dụng phải đảm bảo khung sườn ở độ cao thiết kế.

5a943b15ac2738000152ad19 caster2 thietbikiemdinhoto 2 sua - Toyota Phú Thọ

Như vậy góc Caster bằng 0 khi nào? Caster bằng 0 khi trục quay bánh lái trùng với phương thẳng đứng. Caster dương (Postive Caster) khi trục quay bánh lái ngả về phía sau, Caster âm (Negative Caster) khi trục quay bánh lái ngả về phía trước. Mặc dù góc Caster sai tiêu chuẩn sẽ không gây hiện tượng mòn lốp, tuy nhiên nếu một bánh xe có Caster dương hơn chiếc còn lại, thì khi đó bánh xe sẽ kéo về phía trung tâm của chiếc xe, khiến cho xe sẽ có xu hướng nhao về phía bánh có hệ số dương Caster ít hơn, không đảm bảo an toàn cho người lái khi điều khiển.

3. GÓC CAMBER (góc nghiêng của mặt phẳng bánh xe so với phương thẳng đứng)

Góc Camber là góc giữa trục thẳng đứng của bánh xe Toyota dẫn hướng với trục thẳng đứng của xe khi nhìn từ phía trước hoặc sau. Góc Camber bằng 0 khi bánh xe vuông góc với mặt đường, Camber dương (Positive Camber) khi bánh xe ngả ra ngoài, Camber âm (Negative Camber) khi bánh xe úp vào trong. Cho dù là góc dương hay góc âm thì nó cũng gây giảm bề mặt tiếp xúc của bánh xe với mặt đường, độ mòn giữa các lốp và ở các vị trí khác nhau trên lốp không đều, có thể gây nguy hiểm nếu không cân chỉnh góc đặt bánh xe lại cho chính xác.

5a943b88f6aafc0001081915 camber duongcong - Toyota Phú Thọ

Ngoài ra còn có các thông số như King pin (độ nghiêng của trụ lái), Thrust Angle (góc lệch giữa trục trung tâm của xe và trục chuyển động của cầu). Điều chỉnh các thông số này về đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất gọi là phương pháp căn chỉnh góc đặt bánh xe hay “Total Wheel Alignment”.

Vì sao phải tạo thói quen cân chỉnh góc đặt bánh xe?

Qua các định nghĩa nêu trên, chúng ta thấy rằng cân chỉnh góc đặt bánh xe đóng vai trò rất quan trọng đến vận hành của xe oto, cũng như ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của tài xế và hành khách. Chính vì vậy, bánh xe không đơn thuần chỉ là lắp ráp vào mà đó còn là cả một quá trình tính toán kỹ lưỡng của nhà thiết kế sao cho xe Toyota mang các tính năng vận hành tốt đúng với phân khúc. Tuy nhiên trong đó vẫn cần phải đáp ứng những yêu cầu sau: cho tài xế cảm giác lái êm dịu, hạn chế tối đa độ mài mòn cho các lốp xe, khả năng bám đường tốt, và đồng thời đảm bảo độ bền bỉ tối đa cho các chi tiết cơ khí của hệ thống lái (giàn rô-tuyn, cao su, bi moay-ơ).

Trong thực tế sử dụng, góc bánh xe có thể bị lệch chuẩn do thường xuyên di chuyển trong điều kiện đường sá khắc nghiệt, va quẹt, tai nạn hoặc thường phải chở nặng. Góc đặt bánh xe bị lệch luôn ẩn chứa nguy hiểm tiềm tàng cho tài xế trên những hành trình dài. Nhưng cũng có thể do công việc kiểm tra và cân chỉnh góc đặt bánh xe thường không được chú y trong quá trình bảo dưỡng.

Vì vậy khi bảo dưỡng, lái xe cần duy trì theo tiêu chuẩn ban đầu bằng cách kiểm tra định kỳ và cân chỉnh góc đặt bánh xe khi cần thiết. Những sai lệch về góc đặt bánh xe diễn ra từ từ và không đem đến hậu quả tức thì, do đó phần lớn chủ sở hữu thường chủ quan hoặc không hề hay biết về vấn đề này. Có những chiếc oto Toyota sai lệch ít mà được phát hiện sớm thì ảnh hưởng không đáng kể, song, cũng có những chiếc xe phải chịu hậu quả rõ rệt mới được đưa đến cá đại lý Toyota để khắc phục trong muộn màng.

Việc không phát hiện và cân chỉnh góc đặt bánh xe kịp thời có thể dẫn đến một số tình huống nguy hiểm cho cả xe và người ngồi bên trong, đã được liệt kê ở phần trên. Trong đó nặng nhất có thể dẫn đến mất lái.

Giới thiệu quy trình hoạt động cân chỉnh góc đặt bánh xe tại đại lý Toyota

Để đảm bảo Quý khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất khi đến đại lý Toyota để cân chỉnh góc đặt bánh xe, chúng tôi luôn đảm bảo quy trình thực hiện được diễn ra chính xác được thực hiện bởi các kỹ thuật viên chuyên nghiệp đã được đào tạo kiến thức chuyên môn vững chắc. Sau đây đại lý Toyota xin giới thiệu sơ nét về quy trình hoạt động của dịch vụ:

  • Đầu tiên, các chuyên viên sẽ kiểm tra xe oto Toyota tổng quan. Sử dụng cầu nâng cắt kéo hoặc cầu nâng 4 trụ để nâng xe lên ở độ cao > 1,2m. Trong đó cầu nâng được trang bị đĩa kiểm tra góc lái.
  • Kiểm tra áp suất. Bơm lốp xe đúng với áp suất tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Tùy từng loại xe mà có quy định áp suất chuẩn khác nhau. Nếu lốp quá mòn chỉ phải thay lốp mới để thuận tiện cho việc cân chỉnh góc đặt bánh xe.
  • Dịch chuyển xe tiến lùi để hồi Rô-tuyn.
  • Gắn 4 tấm phản quang lên 4 bánh xe.
  • Nhập các thông số của dòng xe Toyota lên thiết bị. Máy Hunter sẽ tiến hành kiểm tra tổng thể hệ thống bao gồm: gầm, lái, treo, phanh, giảm chấn, và tình trạng lốp.
  • Điều chỉnh vô lăng và các thao tác khác theo chỉ dẫn của thiết bị.
  • Sau khi thực hiện đúng các bước, thiết bị Hunter sẽ tự động đưa ra kết quả.
  • Tiếp đến, kỹ thuật viên sẽ xem xét, điều chỉnh các góc đặt bánh xe, thước lái. Khi nào thiết bị hiển thị kết quả là góc lệch bằng 0 thì góc đặt bánh xe đã ở trạng thái cân bằng.

Kết luận: 

Người tiêu dùng nên tiến hành kiểm tra và cân chỉnh góc đặt bánh xe tối thiểu mỗi năm một lần, hoặc sau 10.000 km. Điều này không những phòng ngừa hư hỏng bất ngờ trong khi sử dụng xe mà còn giúp kéo dài tuổi thọ cho “xế cưng”. Thêm vào đó, máy Hunter công nghệ cao sẽ quá trình kiểm tra và hiệu chỉnh góc đặt bánh xe chính xác và thuận tiện hơn so với các kỹ thuật truyền thống.

Toyota Phú Thọ

  • Địa chỉ: 286 đường Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Miếu, TP Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ
  • Hotline: 0210 368 9999
  • Email: info@toyotaphutho.vn
  • Website: https://toyotaphutho.com.vn/

Trả lời