google.com, pub-5999404821206682, DIRECT, f08c47fec0942fa0

[A-Z] Trạm thu phí: Danh sách, mức phí, hướng dẫn thanh toán

Hiện nay có tổng số 88 trạm thu phí ở trên toàn quốc, trong đó bộ Giao thông Vận tải quản lý 73 trạm và Ủy ban nhân dân các tỉnh quản lý 15 trạm. Mời bạn đọc cùng cập nhật danh sách các trạm thu phí trên toàn quốc và mức thu phí qua trạm BOT ngay dưới bài viết sau đây!

1. Khái niệm trạm thu phí

Theo khoản 3, Điều 3 Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác Công tư, BOT (Build – Operate – Transfer) là hợp đồng xây dựng – vận hành – chuyển giao được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi hoàn thành, nhà đầu tư sẽ được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định. Khi hết thời hạn hoạt động của dự án, nhà đầu tư sẽ chuyển giao công trình cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

Như vậy, có thể hiểu là trạm thu phí sử dụng đường bộ được đặt tại những tuyến đường giao thông thuộc dự án BOT. Các phương tiện lưu thông qua các tuyến đường này cần phải đóng một khoản phí nhất định phụ thuộc vào từng loại phương tiện nhằm nâng cấp, bảo trì các tuyến đường giao thông giúp nhà đầu tư có thể thu hồi vốn và lợi nhuận.

Trạm thu phí sử dụng đường bộ được đặt tại những tuyến đường giao thông thuộc dự án BOT (Nguồn: Sưu tầm)

Trạm thu phí sử dụng đường bộ được đặt tại những tuyến đường giao thông thuộc dự án BOT

2. Phân loại trạm thu phí

Trạm thu phí một dừng (MTC) là dạng thu phí theo cách truyền thống đã có lâu đời tại Việt Nam. Mỗi lần đi qua trạm BOT, các tài xế sẽ phải dừng lại để trực tiếp mua vé, trả tiền và nhận hóa đơn. Tuy nhiên, phương thức thu phí MTC gây khó khăn trong việc quản lý, hậu kiểm và mất thời gian nên cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã thay thế bằng hệ thống thu phí điện tử không dừng (ETC).

Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại tự động nhận diện phương tiện khi đi qua trạm và trừ tiền vào tài khoản giao thông, chủ xe không cần phải dừng lại để thanh toán phí mà chỉ cần giảm tốc độ để giúp cho hệ thống nhận diện chính xác và tiến hành thu phí.

Dưới đây là bảng so sánh một số đặc điểm cơ bản giữa làn thu phí ETC và MTC:

ETC

(Thu phí điện tử)

MTC

(Thu phí một dừng)

Nguyên lý hoạt động Sử dụng công nghệ hiện đại điện từ trường để tự động nhận dạng và theo dõi các thẻ hỗ trợ được gắn vào phương tiện. Dựa trên ấn chỉ mã vạch kết hợp công nghệ tự động nhận dạng biển xe.
Công nghệ Công nghệ RFID nhận dạng đối tượng qua tần số vô tuyến Công nghệ OCR tự động nhận dạng biển số
Đối tượng nộp phí Các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký, kiểm định để lưu hành gồm xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe tương tự.
Đối tượng được miễn phí
  • Xe cứu hỏa, xe cứu thương
  • Xe hộ đê, xe làm các nhiệm vụ khẩn cấp khi có dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa lớn.
  • Xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp.
  • Xe gắn máy hai bánh, xe gắn máy ba bánh, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh.
  • Xe chuyên phục vụ quốc phòng, an ninh như xe đặc chủng, xe tăng,…
  • Xe chuyên dùng phục vụ tang lễ
Hình thức thu phí Thu phí điện tử không dừng Thu phí trực tiếp tại trạm BOT
Phương thức thanh toán Tự động thanh toán hoặc nạp tiền online Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt
Thời gian hoạt động Hoạt động 24/24 giờ vào tất cả các ngày trong năm, kể cả ngày nghỉ và lễ (trừ trường hợp tạm dừng thu phí khi có văn bản của cấp có thẩm quyền)
Yêu cầu phương tiện khi qua trạm Lưu thông với tốc độ theo quy định và không cần dừng lại để nộp phí Dừng tại trạm BOT, nộp phí cho nhân viên soát vé và lấy hóa đơn

3. Danh sách các trạm thu phí trên toàn quốc

Theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải, hiện nay trên toàn quốc có 88 trạm thu phí, trong đó có 67 trạm đang hoạt động và 21 trạm chưa triển khai thu phí. Dưới đây là danh sách các trạm thu phí đang hoạt động từ Bắc vào Nam:

3.1. Trạm thu phí phía Bắc

Tên trạm Địa chỉ
Trạm thu phí Pháp Vân – Cầu Giẽ – Cao Bồ Ninh Bình – Hà Nội (4 trạm) ĐCT Cầu Giẽ – Ninh Bình, Yên Tiến, Ý Yên, Nam Định – Hà Nội
Trạm Quất Lưu Số 2 Km26+200 quốc lộ 2, Quất Lưu, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
Trạm tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long Có điểm đầu: Vành đai 3, Hà Nội (cách mố Bắc cầu Thanh Trì 1.025m) và điểm cuối: Quốc lộ 18, Đại Yên, Hạ Long, Quảng Ninh
Trạm cầu Bạch Đằng Cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, Liên Vị, Yên Hưng, Quảng Ninh
Trạm Bắc Giang – Lạng Sơn (5 trạm) Km104 Tân Dĩnh, Lạng Giang, Bắc Giang
Trạm Kiến Xương Km13+250 đường 39B, Thanh Nê, Kiến Xương, Thái Bình
Trạm Mỹ Lộc Nam Định Quốc lộ 21B, Mỹ Hưng, Mỹ Lộc, Nam Định
Trạm Nội Bài – Bắc Thăng Long Đường Võ Văn Kiệt mới, Hà Nội
Trạm Phù Đổng Phúc Lợi, Hà Nội
Trạm Vĩnh Yên Quốc lộ 2A, Quất Lưu, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc

3.2. Trạm thu phí phía Nam

Tên trạm Địa chỉ
Trạm Dầu Giây ĐCT TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Xuân Thạnh, Thống Nhất, Đồng Nai
Trạm thu phí Suối Giữa Nằm trên Đại lộ Bình Dương, Định Hoà, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Trạm thu phí Lái Thiêu 44 ĐT745, Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương
Trạm Long Thành QX84+3JM, Long Thành, Đồng Nai
Trạm cầu Phú Mỹ Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP.HCM
Trạm Nguyễn Văn Linh (2 trạm) 702 Nguyễn Văn Linh, Tân Hưng, quận 7, TP.HCM
Trạm Trung Lương Bình Chánh, TP.HCM
Trạm Cai Lậy – Tiền Giang Cai Lậy, Tiền Giang
Trạm thu phí cầu Rạch Chiếc Xa lộ Hà Nội, TP.HCM
Trạm Cái Răng Cái Răng, Cần Thơ
Trạm Chơn Thành 9J7H+H3J, Thành Tâm, Chơn Thành, Bình Phước
Trạm Bình Thắng 251-227, ĐT743A, Bình An, Dĩ An, Bình Dương
Trạm Bàu Cá Trảng Bom, Đồng Nai
Trạm Bình Thung 159 Bình Thung, Xã Bình Thắng, Dĩ An, Bình Dương
Trạm Miếu Ông Cù Tân Uyên, Bình Dương
Trạm thu phí An Sương – An Lạc 562 quốc lộ 1A, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP.HCM
Trạm Bến Lức An Thạnh, Bến Lức, Long An
Trạm Trà Canh Trà Canh, Sóc Trăng

3.3. Trạm thu phí phía Trung

Tên trạm Địa chỉ
Trạm Tào Xuyên Km 286+397 quốc lộ 1, Bỉm Sơn, Thanh Hóa
Trạm Hoàng Mai Quỳnh Dị, Quỳnh Lưu, Nghệ An
Trạm Bến Thủy 2 Xuân An, Hưng Nguyên, Hà Tĩnh
Trạm Cầu Rác Hà Tĩnh 35 Cẩm Trung, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh
Trạm Ba Đồn Ba Đồn, Quảng Bình
Trạm Quán Hàu Võ Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình
Trạm Hồ Xá Quảng Trị 35 Quảng Trị
Trạm Phú Bài (Phú Lộc) AH1, Thủy Phù, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế
Trạm Bắc Hải Vân Lăng Cô, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế
Trạm Hòa Phước Quảng Nam 35 Quảng Nam
Trạm Tam Kỳ Km998, Tam Kỳ, Quảng Nam
Trạm Núi Thành Núi Thành, Quảng Nam
Trạm Thạch Tán (Tư Nghĩa) AH1, Nghĩa Thương, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi
Trạm Bắc Bình Định Hoài Đức, Hoài Nhơn, Bình Định
Trạm Nam Bình Định Nhơn Hòa, An Nhơn, Bình Định
Trạm Bàn Thạch An Dân, Sông Cầu, Phú Yên
Trạm hầm Cổ Mã + đèo Cả Kho (2 trạm) Phú Yên
Trạm Ninh An – Ninh Hòa Quốc lộ 1, Ninh Hòa, Khánh Hòa
Trạm Cam Thịnh – Cam Ranh Cam Thịnh Đông, Cam Ranh, Khánh Hòa
Trạm Cà Ná Ninh Phước, Ninh Thuận
Trạm Sông Lũy 683G+CGC, Sông Lũy, Bắc Bình, Bình Thuận
Trạm Sông Phan Hàm Minh, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận

4. Biểu mức thu phí các trạm BOT từ 29/12/2023

Trên cơ sở đề xuất của Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận điều chỉnh giá vé tại 41 dự án BOT do Bộ quản lý với tổng số 47 trạm thu phí từ 0h ngày 29/12/2023.

4.1. Mức phí quy định theo phương tiện giao thông

Các phương tiện cơ giới như xe ô tô, xe máy kéo và xe sơ mi rơ-moóc đều phải trả phí khi đi qua trạm BOT theo quy định, dao động từ 15.000 – 200.000 VNĐ tùy loại phương tiện.

Phương tiện giao thông chịu phí Phí tính theo lượt 
Xe dưới 12 ghế ngồi và xe có tải trọng dưới 2 tấn

Các loại xe buýt vận tải khách công cộng

15.000 – 52.000 VNĐ
Xe có từ 12 – 30 ghế ngồi

Xe có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn

20.000 – 70.000 VNĐ
Xe từ 31 ghế ngồi trở lên

Xe có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn

Xe đầu kéo không kéo theo rơ-mooc hoặc sơ mi rơ-mooc

25.000 – 87.000 VNĐ
Xe có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn

Xe chở hàng bằng container 20 feet

40.000 – 140.000 VNĐ
Xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên

Xe chở hàng bằng container 40 feet

80.000 – 200.000 VNĐ

4.2. Mức phí dựa trên tuyến đường dài Bắc – Nam

Sau khi Bộ Giao thông vận tải chấp thuận điều chỉnh giá vé tại các trạm BOT trên toàn quốc, số tiền phí cần thiết để tài xế di chuyển tuyến đường bộ Bắc – Nam và ngược lại đã có thay đổi với mức tăng đáng kể. Cụ thể như sau:

Loại xe Giá 1 vé
Xe dưới 12 ghế ngồi và xe có tải trọng dưới 2 tấn

Các loại xe buýt vận tải khách công cộng

865.000 VNĐ
Xe từ 12 – 30 ghế ngồi

Xe có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn

1.238.000 VNĐ
Xe từ 31 ghế ngồi trở lên

Xe có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn

Xe đầu kéo không kéo theo rơ-mooc hoặc sơ mi rơ-mooc

1.823.000 VNĐ
Xe có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn

Xe chở hàng bằng container 20 feet

2.975.000 VNĐ
Xe có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn

Xe chở hàng bằng container 20 feet

4.540.000 VNĐ

5. Hướng dẫn thanh toán qua trạm thu phí không dừng

5.1. Thanh toán qua tài khoản ngân hàng

Thông qua ứng dụng Mobile Banking của các ngân hàng Agribank, Vietcombank, BIDV,… bạn có thể thanh toán qua trạm thu phí không dừng.

  • Bước 1: Truy cập vào ứng dụng ngân hàng và chọn mục Nạp tiền TK giao thông.
  • Bước 2: Chọn loại dịch vụ VETC và nhập biển số xe/mã khách hàng và số tiền rồi tick vào ô xác nhận.

Chọn loại dịch vụ VETC và nhập biển số xe/mã khách hàng (Nguồn: Sưu tầm)

Chọn loại dịch vụ VETC và nhập biển số xe/mã khách hàng

  • Bước 3: Nhấn chọn Tiếp tục và làm theo hướng dẫn của ứng dụng ngân hàng để xác nhận thanh toán.

Làm theo hướng dẫn của ứng dụng ngân hàng để thanh toán phí (Nguồn: Sưu tầm)

Làm theo hướng dẫn của ứng dụng ngân hàng để thanh toán phí

5.2. Thanh toán qua ví điện tử (ZaloPay, Momo)

Hiện nay, các ví điện tử như MoMo, ZaloPay, VNPay,… đều hỗ trợ người dùng thanh toán phí VETC hoàn toàn miễn phí và vô cùng tiện lợi.

5.2.1. Đối với ví ZaloPay

  • Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng ZaloPay, tại mục Tất cả nhấn chọn VETC.

Tại mục Tất cả nhấn chọn VETC (Nguồn: Sưu tầm)

Tại mục Tất cả nhấn chọn VETC

  • Bước 2: Chọn hình thức thanh toán theo biển số xe hoặc số tài khoản rồi nhập thông tin và chọn Tiếp tục.
  • Bước 3: Chọn số tiền cần nạp và nhấn vào Tiếp tục.

Chọn số tiền cần nạp và nhấn vào Tiếp tục

Chọn số tiền cần nạp và nhấn vào Tiếp tục

5.2.2. Đối với ví Momo

  • Bước 1: Đăng nhập vào ví MoMo, trên thanh tìm kiếm nhập từ khóa “VETC” và chọn mục Nạp tài khoản thu phí tự động VETC.

Chọn mục Nạp tài khoản thu phí tự động VETC

Chọn mục Nạp tài khoản thu phí tự động VETC

  • Bước 2: Chọn loại biển số xe, sau đó nhập biển số xe/mã khách hàng và nhấn Tiếp tục.

Chọn loại biển số xe, sau đó nhập biển số xe

Chọn loại biển số xe, sau đó nhập biển số xe/mã khách hàng

  • Bước 3: Nhập số tiền cần nạp và nhấn Tiếp tục.

Nhập số tiền cần nạp

Nhập số tiền cần nạp

5.3. Thanh toán qua ứng dụng VETC

Ứng dụng VETC Customer không chỉ hỗ trợ thông tin cho chủ phương tiện về chương trình dán thẻ VETC mà còn tích hợp chức năng nạp tiền VETC. Để nạp tiền vào tài khoản VETC thông qua ứng dụng VETC Customer, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Đăng nhập tài khoản VETC và chọn mục Nạp tiền.
  • Bước 2: Chọn số tiền cần nạp, phương thức thanh toán rồi nhấn Tiếp tục và làm theo hướng dẫn của ứng dụng.

Chọn số tiền cần nạp, phương thức thanh toán

Chọn số tiền cần nạp, phương thức thanh toán

Lưu ý: Đối với việc thanh toán qua trạm thu phí 1 dừng, chủ phương tiện chỉ cần dừng xe tại trạm BOT, nộp phí cho nhân viên soát vé và lấy hóa đơn thanh toán.

6. Lưu ý khi đi qua trạm thu phí

Khi lái xe qua trạm thu phí BOT, tài xế cần lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh:

  • Duy trì khoảng cách tối thiểu giữa các xe là 15m, đồng thời giữ vận tốc xe dưới 40 km/h để giúp tài xế hạn chế nguy cơ va chạm trong trường hợp phanh gấp và giảm nguy cơ tai nạn. Không chỉ vậy, điều này còn giúp hệ thống đọc được mã số đinh danh trên xe chuẩn xác hơn.
  • Nên chú ý tín hiệu đèn giao thông, thanh chắn và tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên điều hành tại trạm để biết chính xác vị trí thu phí, giúp quá trình thu phí diễn ra nhanh chóng và an toàn.
  • Tài xế không nên thanh toán bằng tiền mặt khi hệ thống chưa tự động trừ tiền, bởi các nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng sẽ trừ tiền sau khi hệ thống được hiệu chỉnh và vận hành trở lại bình thường.

7. Một số thắc mắc và mức phạt thường gặp khi đi qua trạm thu phí

7.1. Làm thế nào để phân biệt làn thu phí ETC và MTC?

Các đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí liên tục cập nhật danh sách trạm thu phí không dừng trên toàn quốc. Bên cạnh đó, các làn thu phí không dừng ETC cũng có thông báo và biển chỉ dẫn. Khi di chuyển qua trạm thu phí, tài xế cần quan sát và chú ý đến biển chỉ dẫn trên đường để tránh đi nhầm làn thu phí.

7.2. Phương tiện được phép đi vào làn thu phí ETC cần những điều kiện gì?

Để được phép lưu thông qua làn thu phí không dừng ETC, các phương tiện cần phải đạt đủ 2 điều kiện sau:

  • Dán thẻ thu phí không dừng: Hiện tại có 2 đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí không dừng bao gồm VETC (cấp thẻ Etag) và VDTC (cấp thẻ ePass). Mỗi loại thẻ sẽ có ưu và nhược điểm riêng, tài xế nên tìm hiểu kỹ thông tin để đăng ký sử dụng loại thẻ phù hợp.
  • Tài khoản giao thông đủ số dư: Nếu số dư tài khoản giao thông nhỏ hơn hạn mức quy định một lần giao dịch qua trạm thì không đủ điều kiện đi qua làn thu phí ETC. Thậm chí, tài xế có thể bị phạt hành chính vì vi phạm quy định khi cố tình đi vào làn thu phí không dừng. Do đó, tài xế cần hết sức lưu ý và kiểm tra tài khoản giao thông để tránh trường hợp xử phạt không đáng có.

Dán thẻ thu phí không dừng

Dán thẻ thu phí không dừng để đủ điều kiện lưu thông qua trạm thu phí

7.3. Nạp và rút tiền trong tài khoản thu phí về tài khoản ngân hàng như thế nào?

Hiện nay, các bên cung cấp dịch vụ thu phí ETC cho phép chủ phương tiện nạp tiền trực tiếp hoặc gián tiếp qua nhiều kênh vào tài khoản giao thông. Cụ thể như, nạp tiền qua tài khoản ngân hàng, ví điện tử, các dịch vụ thanh toán hóa đơn hoặc nạp tiền trực tiếp tại các điểm dịch vụ VETC hay VDTC. Khi chủ phương tiện có nhu cầu rút tiền, cần thực hiện đầy đủ thủ tục, cung cấp giấy tờ cần thiết để được hỗ trợ.

7.4. Mức phạt nếu xe dừng đỗ quá thời gian quy định tại trạm thu phí là bao nhiêu? 

Hầu hết các trạm thu phí đều đặt biển báo “Cấm dừng xe quá 05 phút” để tránh tình trạng ách tắc khi di chuyển qua trạm. Nếu dừng xe quá thời gian quy định, tài xế có thể bị xử phạt theo các lỗi sau:

  • Theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng.
  • Theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019, không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông sẽ bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng.

7.5. Mức phạt nếu xe không đảm bảo khoảng cách là bao nhiêu?

Để tránh xảy ra va chạm giữa các phương tiện khi lưu thông qua trạm, các trạm thu đều đặt biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” ở vị trí dễ quan sát để tài xế thực hiện. Tùy từng trạm thu phí sẽ đặt ra khoảng cách khác nhau, thường là 3m hoặc 8m. Nếu tài xế không thực hiện đúng quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”có thể bị phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng.

Khoảng cách an toàn giữa các xe khi đi qua trạm thu phí thường

Khoảng cách an toàn giữa các xe khi đi qua trạm thu phí thường là 3m hoặc 8m

7.6. Mức phạt nếu ô tô đi vào làn xe máy để trốn nộp phí là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người điều khiển xe có thể bị xử phạt theo 03 lỗi như sau:

  • Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu hay vạch kẻ đường sẽ bị phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng.
  • Không đi đúng phần đường hoặc làn đường quy định sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng.
  • Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông sẽ bị phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng.

Như vậy, khi di chuyển qua các cung đường huyết mạch, tài xế cần nắm rõ danh sách, mức phí áp dụng cho các trạm thu phí đường bộ và tuân thủ việc đóng phí. Bên cạnh đó, tài xế cũng cần chú ý đến các quy định đi kèm khi đi qua trạm thu phí để tránh mắc phải những lỗi vi phạm không đáng có.

 

Trả lời