google.com, pub-5999404821206682, DIRECT, f08c47fec0942fa0

Thủy kích xe ô tô là gì? Cách xử lý và lưu ý cần tránh khi đi qua vùng ngập nước

Hiện tượng thủy kích xe ô tô là một trong những rủi ro, đáng lo ngại nhất trong giai đoạn mùa mưa, không chỉ làm hỏng nghiêm trọng động cơ mà còn ảnh hưởng đến nội – ngoại thất của xe, hoặc thậm chí tác động nặng nề đến hệ thống điện. Cùng tìm hiểu khái niệm thủy kích xe ô tô là gì và cách xử lý hiện tượng này trong nội dùng bài viết dưới đây.

Hiện tượng thủy kích là một trong những rủi ro, đáng lo ngại nhất trong giai đoạn mùa mưa, không chỉ làm hỏng nghiêm trọng động cơ mà còn ảnh hưởng đến nội – ngoại thất của xe, hoặc thậm chí tác động nặng nề đến hệ thống điện. Cùng tìm hiểu khái niệm thủy kích xe ô tô là gì và cách xử lý hiện tượng này trong nội dùng bài viết dưới đây.

1. Thuỷ kích xe ô tô là gì?

Thủy kích là hiện tượng xe bị chết máy đột ngột khi phải di chuyển liên tục trong vùng nước ngập sâu.

Điều này bị ảnh hưởng bởi nước hoặc loại chất lỏng khác tràn vào buồng đốt qua đường ống khí nạp (cổ hút gió) tạo ra một lực cản lớn khiến cho hoạt động của pít-tông bị cản trở, nhiên liệu không thể cháy trong buồng đốt và dẫn đến tình trạng xe bị chết máy đột ngột.

Trong trường hợp này, nếu người lái vẫn tiếp tục khởi động lại xe gây ra hư hỏng hệ thống thân máy do lực quay từ máy khởi động (hiện tượng thủy kích).

Thuỷ kích xe ô tô là gì?

Hiện tượng thủy kích thường xảy ra với xe ô tô khi phải di chuyển trong vùng nước ngập sâu

2. 3 hiện tượng thường gặp và cách xử lý ô tô bị chết máy khi ngập nước

Khi xe ô tô chết máy khi qua vùng ngập nước, tài xế tuyệt đối không được khởi động lại động cơ. Việc làm này có thể khiến nước xâm nhập nhiều hơn vào buồng đốt, gây nên hiện tượng thuỷ kích làm hư hỏng nặng các chi tiết bên trong khoang động cơ. Đồng thời sẽ dẫn đến nguy cơ chạm chập trong hệ thống điện, gây hư hỏng các chi tiết điện và hệ thống điều khiển của xe.

Dưới đây là những hiện tượng hư hỏng thường gặp và cách xử lý xe ô tô bị ngập nước mà các tài xế có thể tham khảo:

2.1. Hệ thống điện gặp vấn đề

Hư hỏng hệ thống điện thường xuyên xảy ra đối với những xe ô tô di chuyển trên địa hình ngập nước hoặc xe chết máy trong vùng ngập nước trong thời gian dài. Khi nước ngập vào buồng máy, hệ thống điện, dây dẫn và một số giắc kết nối chạy quanh thân xe có khả năng bị oxy hóa hoặc các cảm biến và cơ cấu chấp hành có thể bị hư hỏng do hiện tượng ngắn mạch.

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra các rắc nối và xịt khô để đảm bảo độ tiếp xúc, ngăn ngừa rỉ sét.
  • Kiểm tra tình trạng hệ thống điện trong thân xe và vệ sinh phục hồi nội thất.
  • Kiểm tra và thay thế các cảm biến trên xe ô tô bị hư.

2.2. Nội và ngoại thất hư hỏng

Không chỉ gây hỏng hệ thống điện, động cơ, việc bị ngập nước còn làm ảnh hưởng đến các chi tiết về nội và ngoại thất của xe tùy thuộc vào mức độ ngập như sau:

  • Ngập từ táp-lô (bảng điều khiển) trở xuống: Xe có thể hư hỏng hệ thống điều hoà, hệ thống nghe – nhìn và các hệ thống khác. Bên cạnh đó, mô tơ điều khiển kính, bộ chấp hành trợ lực lái cũng có thể bị hư hỏng.
  • Ngập từ đệm ghế trở xuống: Ngoài các chi tiết ở trên, các bộ phận như đệm ghế, bộ căng đai khẩn cấp, giắc nối điện cũng có khả năng hư hại.
  • Ngập từ sàn xe trở xuống: Khi xe ô tô bị ngập nước, các bộ phận nội thất như thảm trải sàn, tấm cách âm, loa, bộ điều khiển túi khí trung tâm cũng bị ảnh hưởng.

Cách khắc phục:

Sau khi đưa xe thoát khỏi vùng ngập nước, việc đầu tiên cần làm là mở hết tất cả các cửa xe để nước thoát ra ngoài. Đồng thời, bạn nên kéo thảm trải sàn ra, dùng các loại khăn khô để thấm nước trên sàn. Sau đó, hãy dùng quạt và máy sấy lớn để làm khô nội thất cơ bản trước khi chờ đội cứu hộ tới. Nếu xe ô tô không được vệ sinh, làm sạch kịp thời dễ dẫn đến tình trạng ẩm mốc, hư hỏng các chi tiết nội và ngoại thất, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như giá trị của chiếc xe.

Nội và ngoại thất hư hỏng

Vệ sinh, làm sạch kịp thời để tránh tình trạng ẩm mốc, hư hỏng các chi tiết nội thất của xe

2.3. Động cơ xe ô tô bị hư hỏng nặng

Xe ô tô chết máy khi đi qua đường ngập nước sâu nguyên nhân có thể do động cơ máy đã bị hư hỏng nặng. Do nước không bị nén, khi nước lọt vào buồng đốt sẽ tạo nên lực cản lớn và có thể làm biến dạng thanh truyền. Các thanh truyền chịu áp lực lớn có thể bị uốn cong và dễ bị gãy, đoạn gãy có thể đâm thủng thành động cơ và ảnh hưởng đến các chi tiết khác.

Cách khắc phục:

Nếu xe ô tô bị chết máy giữa vùng ngập nước, tài xế nên tắt khoá điện, đứng yên tại chỗ và gọi điện cho đội cứu hộ ô tô để được hỗ trợ. Tuyệt đối không khởi động lại xe để tránh làm cho động cơ hư hỏng nặng hơn, khó có thể khắc phục sự cố.

3. 7 lưu ý cần tránh khi đi ô tô qua vùng ngập nước

Trong quá trình vận hành xe ô tô, tài xế cần chú ý những điều quan trọng khi đi qua vùng ngập trũng sau đây để xe tránh gặp hiện tượng thủy kích:

  • Tài xế cần xuống xe, phán đoán độ sâu của mực nước, quan sát chướng ngại vật trên đường và đưa ra quyết định có di chuyển qua được hay không. Nếu mực nước ngập trên 25cm, tài xế không nên đi qua để tránh nước tràn vào đường nạp gió và lọc gió động cơ.
  • Tắt điều hòa (nút AC), nhấn ga và chuyển xe về số thấp, di chuyển chậm, giữ đều ga và giúp máy nổ liên tục để hạn chế tình trạng chết động cơ.
  • Hạn chế đạp thốc ga vì việc tăng ga đột ngột khiến nước tràn vào lưới tản nhiệt và ống hút gió nhiều hơn. Đồng thời khiến vòng tua máy lên cao, nước tràn vào động cơ nhiều hơn, tạo ra lực nén mạnh làm cho các tay biên bị uốn cong.
  • Khi xe đã may mắn đi qua vùng nước ngập, tài xế cần rà phanh thêm một đoạn đường nữa nhằm loại bỏ nước trên đĩa và dừng lại ở khu vực khô ráo để kiểm tra tình trạng khoang máy xe.
  • Nếu xe ô tô bị tắt máy giữa vùng ngập nước, tài xế tuyệt đối không cố khởi động máy, thay vào đó hãy tắt khoá điện, tìm cách đẩy xe đến vị trí cao hơn và gọi ngay đội cứu hộ.
  • Khi di chuyển khỏi khu vực ngập nước với xe ô tô bị chết máy: Nếu xe ô tô thuộc các dòng trang bị số tự động, hệ thống tự động chống trượt, cài cầu, ổn định chống lật hoặc dẫn động 4 bánh toàn thời gian thì nên ưu tiên phương án chở trên xe cứu hộ để tránh ảnh hưởng đến hệ dẫn động.
  • Để giảm bớt gánh nặng về chi phí sửa chữa cho những chiếc xe bị hư hỏng do ngập nước, chủ phương tiện có thể cân nhắc mua bảo hiểm vật chất xe ô tô. Tùy thuộc vào mỗi nhà cung cấp mà mức phí bảo hiểm sẽ khác nhau, thường dao động khoảng từ 0,3 – 0,5 % giá trị của xe.

lưu ý cần tránh khi đi ô tô qua vùng ngập nước

Xe ô tô bị tắt máy giữa vùng ngập nước hãy tắt máy, tìm cách đẩy xe đến vị trí cao hơn

Trong quá trình sử dụng xe ô tô, tài xế cần nắm rõ những điều cơ bản khi bắt buộc phải di chuyển qua vùng ngập nước để hạn chế hiện tượng thuỷ kích xảy ra. Trong trường hợp xe chết máy do thủy kích, tài xế nên dừng xe, gọi cứu hộ và đưa xe đến các đại lý chính hãng để được sửa chữa. Tại đây, các nhân viên kỹ thuật có chuyên môn sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá mức độ hư hại, từ đó đưa ra phương án xử lý sự cố tốt nhất.

Trả lời